Ba mươi sáu kế (三十六計, Tam thập lục kế; hay 三十六策, Tam thập lục sách) là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại, ba mươi sáu kế bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh thì được tập hợp thành sách.
Danh xưng “Tam thập lục kế” được nhắc đến lần đầu tiên trong Nam Tề thư, truyện Vương Kính Tắc.[1] Trong truyện, Kính Tắc có nói rằng “Đàn công tam thập lục sách, tẩu thị thượng kế” (Trong 36 kế của Đàn công thì chạy là hay nhất). Ý Kính Tắc muốn nhắc đến danh tướng Lưu Tống là Đàn Đạo Tế, tuy đánh Bắc Ngụy bất lợi, lương thảo thiếu thốn, chủ động lui binh, bảo toàn lực lượng.[2] Tuy vậy, cả Nam Tề thư lẫn Nam sử không ghi chép thêm bất kỳ điều gì về 36 kế.[3]
Huệ Hồng đời Tống trong “Lãnh trai dạ thoại” cũng có nhắc: “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng kế”. Từ sau thời nhà Nguyên, thuật ngữ 36 kế bắt đầu xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết, hý khúc như kinh kịch “Đậu Nga oan” đời Nguyên, Thủy hử truyện đời Minh, Ngưu Đầu sơn đời Thanh…
Ba mươi sáu kế đã được cho là của Tôn Tử thời Xuân Thu, hoặc của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, nhưng cả hai đều không được các sử gia coi là tác giả đích thực của tác phẩm này; quan điểm phổ biến cho rằng Ba mươi sáu kế có thể bắt nguồn từ cả lịch sử thành văn và truyền khẩu, với các phiên bản khác nhau được biên soạn bởi các tác giả khác nhau trong suốt lịch sử Trung Quốc. Một số mưu kế tham khảo xảy ra vào thời của Tôn Tẫn, khoảng 150 năm sau khi Tôn Tử qua đời.[4]
Theo các nhà nghiên cứu, con số 36 chỉ là một biểu tượng rút từ Kinh Dịch nhằm để chỉ số lượng nhiều. Nó như là một điển cố, rồi được người đời sau viết sách thêm thắt vào cho đủ 36 kế.[2][3][4][5]
Vmokby –
best allergy medicine for rash names of prescription allergy pills what is allergy medicine called